Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XVII Mùa Thường Niên (Mt 14,1-12) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XVII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 14,1-12

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Lv 25,1-8-17

Hôm nay chúng ta sắp đọc luật “Năm Thánh”.

Chủ đề này có âm vang sâu xa trong các cộng đoàn da đen tại Hoa Kỳ, như một lời mời gọi thoát cảnh nô lệ, tìm lại tự do. Dầu thực tế ít được áp dụng, thói quen này rất có ý nghĩa.

Mỗi 50 năm, người Do Thái phải cử hành một “năm sa-bát”, một loạt nghi ngời cả năm, một "năm thánh”, một năm hoan hỉ và tự do, hàm chứa việc vượt thoát mọi sự nô lệ, xóa bỏ nợ nần, trả lại gia sản cho người sở hữu. Đây là một luật xã hội trước khi thành văn.

Ngươi hãy làm cho năm thứ năm mươi nên năm thánh.

Một năm thánh.

Đức Phaolô VI đã loan báo một năm thánh cho toàn thế giới truyền thống Kinh Thánh cũng đòi buộc, nó phải là năm hòa giải.

Hãy kể là năm tha tội cho mọi người cư ngụ trong nước ngươi. Người ta sẽ làm chủ lại cơ nghiệp mình, và ai nấy đều được trở về gia đình cũ mình.

Một năm tự do… chủ phóng thích nô lệ không bắt bớ làm việc nữa. Một loại ngày Sa-bát, ngày Chúa Nhật kéo dài cả một năm!

Tôi có ý thức về những hình thức nô lệ hóa mới mẻ và tàng ẩn Hôm Nay không? Những công việc đến quẫn trí…những pha trộn bị áp đặt... thần kinh căng thẳng vì những suy thoái và tốc độ... Lòng ham mê bạc tiền vì quảng cáo...Sự khích động bởi những nhu cầu giả tạo…

Từ cuộc sống tư riêng, tôi có thể tìm những tình trạng nô lệ nào mà Chúa muốn giải thoát cho tôi.

Sống các ngày Chúa Nhật của tôi trong tinh thần đó.

Năm toàn xá là năm thứ năm mươi.

Vui mừng! (toàn xá).

Từ này có ý nghĩa gì đối với tôi? Thỉnh thoảng tôi có biết vui mừng, hạnh phúc thâm sâu, và trao tặng thú vui cuộc sống ra chung quanh tôi không?

Các ngươi đừng cày cấy, đừng gặt hái, đừng hái nho đầu mùa… các ngươi được ăn hoa màu tự nhiên phát sinh.

Điều đó xem ra hư ảo đối với chúng ta.

Nhưng, ngoài những chỉ thị cụ thể, còn có bài học nào ở đó! Phải đôi khi phải nói lại điều này! Con người không phải được tạo thành vì công việc, nhưng để sống, nhất là khi công việc điên đầu, nặng nề, mất hứng. Chúng ta cần khám phá ra lại ý nghĩa của sự “nhàn rỗi", “cầu nguyện”, “chiêm niệm”, “sáng tạo nghệ thuật”, “vui chơi”, “hạnh phúc được sum họp”.

Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc!

Cuộc tạo dựng Người ban cho chúng ta không phải để đặt bẫy, làm như đó là một công trình xây cất vĩ đại hình thành từ nỗi bất hạnh, của con người “Thiên Chúa thấy điều đó rất tốt đẹp và người vui thỏa về mọi việc người đã làm”. Nên suy gẫm về kiểu nói lạ lùng này (St 23).

Tôi có dùng thời giờ để sống? Một cách riêng tư trong gia đình không?

Các ngươi chớ hà hiếp những người một chi tộc với các ngươi: nhưng mỗi người hãy kính sợ Thiên Chúa mình, vì Ta là Thiên Chúa các ngươi.

Thiên Chúa đảm bảo cho sự công chính và sự tự do!

Chính Chúa Giêsu tỏ mình trong cảnh huống vui mừng này khi Người nói: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, để mang Tin mừng cho người nghèo, tuyên cáo ân xá cho kẻ bị giam cầm… công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).

Phải Chúa Giêsu, chính là niềm vui. Tin Mừng chính là niềm vui.

Bài đọc II: Gr 26,11-16. 24

Các tư tế và các tiên tri nói với các vị thẩm phán và toàn dân rằng: "Ong này, Giêrêmia, đáng án chết vì y đã tuyên sấm phạm đến thành này, như chính tai các ngài đã nghe”.

Người ta liên tưởng cảnh tượng này với cuộc xử án Đức Giêsu.

Có hai nhận xét liên hệ đến việc so sánh này.

1. Cuộc thương khó của Đức Giêsu chiếm chỗ quan trọng trong các sách Tin Mừng, như là phần cốt yếu của đời Người…Tuy nhiên nó đi ngược lại lòng trông đợi vị cứu tinh mà toàn dân đặt để nơi Thiên Chúa… Cuộc thương khó đã được sắp đặt từ lâu. Giêrêmia, hôm nay, chỉ là "hình bóng": Thiên Chúa là mầu nhiệm tình thương tuyệt đối, chấp nhận để người ta xét xử và lên án, tỏ tường... và trong tình thương vô biên này, cuối cùng Người đã toàn thắng.

2. Nếu Giêrêmia là hình ảnh của Đức Kitô, thì cũng phải nói được rằng, bất cứ người nào chịu đau khổ vì sự công chính đều được thông phần một cách nào đó vào chính mầu nhiệm này: Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu vẫn tiếp tục khắp nơi khi mà những người vô tội phải chịu đau khổ. Thánh Phaolô đã nói: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em (ngài đã bị kết án và bị cầm tù), những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh (Cl 1,24).

Giêrêmia trả lời mà nói với các vị thẩm phán và toàn dân.

Đức Giêsu sẽ trả lời rất ít trong vụ xử án Người. Nhưng ba luận cứ Giêrêmia dùng để tự biện hộ, thì Đức Giêsu cũng đã nhiều lần đưa ra trong các cuộc tranh luận trước lúc Người bị bắt.

Chính Giavê đã sai tôi tuyên sấm chống lại đền thờ này và thành này, tất cả các lời các ông đã nghe.

Luận cứ thứ nhất: Tôi không tự mình mà nói, tôi chỉ là một kẻ Thiên Chúa sai, chính Thiên Chúa nói qua tôi: Đó là lời đoán quyết và ơn gọi thiêng liêng của ông, và lòng trung thành của ông với ơn gọi ấy.

Đức Giêsu cũng sẽ nói: “Tôi đã sinh ra, đã đến thế gian là để làm chứng cho sự thật" (Ga 18,37). Kẻ được Thiên Chúa sai đi thi nói lời của Thiên Chúa" (Ga 3,34).

Vậy bây giờ các ông hãy cải thiện đường đi nước bước cùng hành vi của các ông, hãy nghe lời Giavê và Người sẽ thay đổi sự dữ mà Người đã phán trên các ông.

Luận cứ thứ hai: Trước tiên, tôi không rao giảng cảnh khốn khổ, nghĩa là Đền thờ sẽ bị phá hủy, nhưng là việc “ăn năn sám hối”. Nếu các ông biết nghe, nếu các ngươi thay đổi đời sống thì mọi việc đều êm xuôi. Đức Giêsu thường dùng các kiểu nói điều kiện. Như thế: “Nếu các ông không tin Tôi hằng hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết” (Ga 8,24). “nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy (Lc 13,2).

Về phần tôi, này tôi trong tay các ông, các ông coi cái gì là tốt là phải, các ông cứ làm. Nhưng các ông hãy biết rằng, nếu các ông giết tôi, các ông sẽ chuốc lấy máu vô tội trên các ông cũng như trên các ông cũng như trên thành này và dân cư trong thành.

Luận cứ thứ ba: Tôi hoàn toàn vô tội nếu các ông đổ máu tôi, máu đó sẽ kêu thấu trời và nó sẽ đổ xuống trên các ông. Đoàn lũ dân chúng sẽ nói: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi" (Mt 27,25).

Ngày Nay cũng như lúc bấy giờ, hãy ngắm xem Đức Kitô còn đau khổ trong các người vô tội đang đau khổ.

Dâng hiến những nỗi đau khổ của riêng mình để tham dự vào công cuộc trọng đại của Thiên Chúa là: Cứu chuộc thế giới.

Bấy giờ các vị thẩm phán và toàn dân nói với các vị tư tế và tiên tri rằng: “ông này không đáng chết, vì ông nhân danh Đức Giavê mà nói với chúng ta”.

Cũng một tình trạng như Tin Mừng kể lại, thì thiểu số dân nghèo đang về phe Đức Giêsu, còn các người có uy thế chính thức lại muốn giết Người.

BÀI TIN MỪNG: Mt 14,1-12

Chúng ta đã đọc trong Tin Mừng theo thánh Mác-cô

(6, 14-29). Thứ sáu tuần thứ IV thường niên - trình thuật về cái chết của Gioan Tẩy Giả.

Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu.

Ta đối chiếu hai vị với nhau. Việc so chiếu này dựa theo trong toàn bộ Tin Mừng.

Điều đó chứng tỏ lời giảng dạy của Gioan Tẩy Giả đã tác động trong dư luận.

Tiểu vương Hê-rô-đê nghe danh tiếng Đức Giêsu thì nói: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả, ông đã từ cõi chết trỗi dậy”.

Ông Hê-rô-đê không chút hối hận. Ong đã sai người

chém đầu vị ngôn sứ. Nhưng ông vẫn sợ một hình phạt của Thiên Chúa. Và từ xa, Đức Giêsu Xuất hiện với ông như một việc phục hồi sự sống của kẻ mà ông tin rằng mình đã chặt đầu!

Dù có vẻ mê tín, nhưng khi tin vào sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa, thì thực sự, Hê-rô-đê đã tới gần nhân vị đích thực của Đức Giêsu, hơn là những người đồng hương Na-da-rét của Chúa, chỉ biết nhìn nơi Chúa, như một anh thợ mộc.

Nhưng, để tin thực sự nơi Thiên Chúa, mới chỉ tin ở “điều kỳ diệu” thì chưa đủ.

Số là vua Hê-rô-đê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục, vì chuyện bà Hê-rô-đia, là vợ của ông Phi-líp-phê, anh của nhà vua. Ong Gioan có nói với vua: “ngài không được phép lấy bà ấy”.

Đức giáo hoàng và các Giám mục thường lặp lại cho ta: “Tin Mừng không thể trung lập".

Đứng trước một số vấn đề quan trọng, Tin Mừng phải tỏ lập trường…cho dù có nguy cơ dẫn các tín hữu đến tử đạo…nhằm để bảo vệ tư tưởng nào đó của con người.

Ta có thể chấp nhận chịu liên luỵ vì chân lý, công bình, luận lý không? Phải, vì đó là vấn đề luân lý đang đề cập ở đây.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Xin ban cho chúng con đủ can đảm nói lên sự thật bất cứ giá nào.

Nhân ngày sinh nhật của vua Hê -rô-đê con gái bà Hê-rô-đia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi thế, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho…

Xin Ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm!

Theo Đức Giêsu, Gioan Tẩy Giả là “vị ngôn sứ cao trọng nhất trong các ngôn sứ”.

Gioan Tẩy Giả, là kẻ đã giới thiệu "Chiên Thiên Chúa" cho các môn đệ đầu tiên…

Gioan Tẩy Giả, Người đã làm “phép rửa" cho Đức Giêsu nơi sông Giócđan…

Lạy Chúa, có thể nào các bạn hữu của Chúa lại rất thường bị phó nộp cho các kẻ quyền lực của trần gian này? Tại sao xét về phương diện nhân loại, hình như tất cả các bạn hữu của Chúa đều thất bại? Trong khi những kẻ nghịch đạo, những kẻ cười nhạo luật lệ sơ đẳng về công bình, luân lý thì lại đắc thắng?

Chính là mầu nhiệm thập giá của Chúa, đã hiện diện trong nhà tù đó, nơi người ta chặt đầu một ngôn sứ, trong triều đình ô uế đó, nơi một cô gái trơ trẽn đang múa nhảy, trong bữa tiệc ghê tởm đó, nơi người ta hòa trộn rượu quý với chiếc đầu người đang đặt trên mâm được chạm trổ rất đẹp.

Hạnh phúc cho những người nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.

Bất kỳ ở đâu có một người chịu khổ, thì chính Đức Giêsu cũng đau khổ và bị người ta tra tấn.

Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề… ông ra lệnh cho người vào ngục chặt đầu Gioan…

Như thế đó cũng phải là một việc làm phấn khởi gì, Hê-rô-đê tỏ ra buồn phiền. Nếu ông có nghị lực, ông đã có thể tránh được tội đó. Nhưng ông mềm yếu. Philatô cũng sẽ là kẻ yếu nhược và sẽ để cho người ta kết án Đức Giêsu đang khi chính ông cũng không đồng ý đối với cái chết của Chúa. Đó là toàn thể biểu tượng của một nhân loại đáng thương, lẫn lộn giữa yếu đuối và những ý định tốt.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.

Xin thương xót các nạn nhân và các lý hình. Xin thương xót những kẻ nhạo báng nhân vị con người, sự sống con người.

Môn đệ ông Gioan đến lấy thi hài ông đem chôn, rồi đi báo cho Đức Giêsu.

Lạy Chúa, chính Chúa cũng đã sống trong một bối cảnh thuộc loại đó. Gioan là người anh họ, là vị tiền hô của Chúa…

Phải, ông ta đi trước Chúa. Cái chết của Chúa cũng đang gần kề!

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Gio-an Tẩy Giả bị chém đầu.

HOÀN CẢNH:

Vì ngăn cấm Hêrôđê trong việc cướp nàng Hêrôđia, phu nhân của anh ruột mình là vua Philipphê về làm vợ nên Gioan Tẩy Giả bị tống ngục và bị chặt đầu.

Ý CHÍNH:

Bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện Gioan Tẩy Giả bị Hêrôđê cho lệnh chém đầu, để loan báo về số phận của Chúa Giê-su Kitô.

TÌM HIỂU:

1-2“Tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giê Su …”

Dân làng Nadarét chỉ nhìn thấy Đức Giê Su là “con trai bác thợ mộc”, đang khi Đức Giê Su tự xem mình như một tiên tri bị đối xử bạc bẽo ở quê hương. Giờ đây thì Hê-rô -đê An-ti-pa, đang thắc mắc về Đức Giê Su và đang đưa ra giải thích người chính là Gioan Tẩy Giả phục sinh.

Hai câu trên đây, làm khung cảnh cho Gioan Tẩy Giả bị chém đầu.

3-4 “Vua muốn giết ông Gioan…”:

Về phương diện lịch sử, lời can ngăn của Gioan đối với hạnh kiểm xấu của Hê-rô-đê có thể xem như nguyên cớ cho Gio-an bị tù. Tuy nhiên xét ở bình diện rộng hơn thì đây là cuộc chạm trán giữa một con người quá nổi tiếng “bởi vì dân chúng phấn khởi nghe Gioan nói…”, và một vị quân vương ham danh ham địa vị, ham sắc và hay ghen tỵ nghi ngờ, luôn cảnh giác trước mọi sự cố xảy ra! Vì thế ông muốn giết Gioan!

 6-8“Vậy nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê”:

Trong khi Gioan bị tống ngục, hêrôđêa vẫn còn căm giận, nàng chỉ tìm dịp, tìm cớ sao cho giết được ông mới hả dạ.

Nhân dịp lễ kỷ niệm sinh nhật, vua hêrôđê có đãi tiệc và hạ lệnh mời các sĩ quan, các khách vị vọng Galilê tới dự.

Vua Hêrôđê, trong lúc say sưa sắc đẹp và điệu vũ của kỹ nữ, cô con gái của Hêrôđia, đã thề thối hứa ban thưởng cho cô hết những gì cô muốn xin, dầu một nữa nước cũng không tiếc! cô bé đã đến hỏi ý kiến mẹ và bà mẹ đã thừa ịp này trả thù bằng cách xin đầu của Gioan đặt trên mâm.

 9-11“Nhà Vua lấy làm buồn…”:

Nhà vua hối hận vì trót thề. Nhưng vì danh dự cũng như vì ham sắc đẹp che lấp lương tâm chân chính, sau một phút do dự , vua hạ lệnh chém đầu Gioan và đặt trên mâm cho kỹ nữ, cô đem đến cho mẹ.

12“Môn đệ đến lấy thi hài ông đem chôn…”:

Chi tiết này làm chứng Gioan Tẩy Giả đã chết thật.

Cái chết của Gioan: một đàng báo trước về cái chết của Đức Giê Su sau này; đàng khác, cũng nói lên sứ vụ của Gioan đã chấm dứt để nhường chỗ cho sứ vụ của Đức Giê Su, vì “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi”.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Gioan Tẩy Giả:

Qua cái chết, Gioan chứng tỏ là vị Tiền Hô của Chúa Giê-su, vì đã chia sẻ với Chúa vai trò và sứ mạng của người tôi tớ đau khổ của Giavê.

Qua thánh giá mà ta đón nhận trong tinh thần chịu đựng và hy vì Chúa, chúng ta cũng có thể chia sẻ vai trò và sứ mạng của Chúa Giê-su trong công trình cứu độ của Người.

Cái chết của Gioan xem ra là một sự thất bại trước quyền lực của Hêrôđê, nhưng thật ra đó lại là một thành công vì gioan đã dùng cái chết của mình để loan báo về cái chết của Chúa Giê-su Kitô, một cái chết đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

Gioan sẵn sàng chịu tù đầy và chịu chết vì đã làm chứng cho chân lý là bảo vệ luật hôn nhân, vì ngăn cản Hêrôđê làm điều xấu. Đó là mẫu gương cho tinh thần và hoạt động của người Tông Đồ.

Cái chết của gioan đã nói lên rằng ông chết cho thế gian và sống cho Thiên-Chúa. đó là bài học cho mỗi kitô hữu biết từ bỏ mọi sự thuộc về thế gian để hoàn toàn sống cho Chúa.

Gioan bị giết vì nhiều lý do hợp lại: do đam mê xác thịt, tham vọng chính trị, khinh thường mạng sống con người, phản ứng tàn bạo chống lại ai dám bênh vực luân lý tôn giáo. Sống giữa thế gian, chúng ta là con cái Thiên-Chúa cũng rất có thể bị bách hại vì những lý do đó.

2. Nhìn vào vua Hêrôđê.

Hêrôđê là người do thái đã bỏ đạo theo lương dân. ông tượng trưng cho hạng người khép kín trước đức tin, nghĩa là người đã phản bội nguồn gốc đạo giáo của mình và đã say mê trong những tập tục ngoại giáo. Những người bỏ Chúa ngày nay cũng có những phản ứng và nếp sống ngoại giáo như vậy.

Tính háo danh, ham địa vị và đam mê sắc dục của Hêrôđê đã che lấp tiếng lương tâm chân chính, làm lu mờ sự trong sáng của tâm hồn và chiều theo sự ác, nên đã đang tâm ra lệnh bắt giam và chặt đầu Gioan, vị tiên tri mà dân chúng ca ngợi, cảm phục! nhìn vào hạnh kiểm xấu của vua Hêrôđê, chúng ta rút kinh nghiệm cho bản thân và đề phòng trước những đam mê bất chính và những thói hư tật xấu kẻo gây thiệt hại cho phần rỗi đời đời.

3. Bài Tin-Mừng hôm nay cho chúng ta nhận rõ thân phận của người Tông Đồ và kêu gọi người Tông Đồ trung thành với ơn gọi làm chứng nhân cho Chúa.

người Tông Đồ cần nhớ rằng khi dấn thân thi hành sứ mạng, là đi vào một cuộc xung đột giữa tinh thần và thể xác, những đòi hỏi của Tin-Mừng và những lôi cuốn của thế gian. Do đó người Tông Đồ sẽ bị cảm thấy giằng co, có khi phải hy sinh, phải đau khổ nhiều.

Muốn trung thành với sứ mạng, người Tông Đồ không bao giờ được chia lìa với sứ điệp, với đấng ban sứ điệp là Chúa Kitô.

4. Nhìn vào Hêrôđia:

Tính ham mê xác thịt đã khiến bà trở nên độc ác và mưu mô gây sự ác cho người khác. giữa xã hội không thiếu gì những hành vi độc ác gây hận thù, chia rẽ và chém giết lẫn nhau cũng vì ham mê xác thịt.

5. Nhìn vào vũ nữ, con gái của Hêrôđia:

Sắc đẹp làm khuynh đảo lòng người. điều này nhắc nhở chúng ta phải cảnh giác trước những sắc đẹp quyến rũ cũng như trước những vẻ đẹp giả tạo của thế gian có sức lôi cuốn sự yếu đuối của lòng người. phải biết canh giữ con mắt là cửa sổ của linh hồn.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.